Đối với một lô hàng hàng nhập tại kho CFS bao gồm nhiều quy trình khác nhau. Mỗi quy trình sẽ cần một loại giấy tờ riêng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình làm một lô hàng tại kho CFS cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu.
Đối với một lô hàng hàng nhập tại kho CFS bao gồm nhiều quy trình khác nhau. Mỗi quy trình sẽ cần một loại giấy tờ riêng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình làm một lô hàng tại kho CFS cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu.
– 02 giấy uỷ quyền của bên thuê kho cho CFS.– 01 master bill of lading.– 01 bộ manifest.Việc nhận và kiểm tra hồ sơ chặt chẽ ngay khi bên thuê kho bàn giao để tránh tình trạng vướng mắc thủ tục hải quan và tồn đọng tại Cảng.
Bên CFS phải kiểm tra chặt chẽ số container, số chì và tình trạng kỹ thuật của container (bẹp méo, thủng, rách, rò rỉ nước, chất lỏng, …..) trước khi lấy container hàng ra khỏi Cảng. Nếu có các trường hợp sau thì bên CFS phải thông báo cho bên thuê kho và phải có sự đồng ý của bên thuê kho thì bên CFS mới được nhận:
+ Container hàng phát hiện bị sai số container, số chì
+ Container hàng trong tình trạng thủng, rách, biến dạng
+ Hàng hóa trong container có biểu hiện tổn thất ra bên ngoài như rò rỉ nước, chất lỏng ….
– Đồng thời bên CFS phải yêu cầu cảng cung cấp và bàn giao tất cả các chứng từ, hàng hoá có liên quan giữa cảng với chủ tàu và gửi nội dung đó cho bên thuê kho thông qua bản fax hoặc các phương tiện thông tin liên lạc khác.– Bên CFS sẽ thực hiện nhận container tại cảng và khai thác hàng hoá có tổn thất về kẹp chì, sai số, hư hỏng tình trạng kỹ thuật của container, có biểu hiện tổn thất hàng hoá… trên cơ sở nhận được biên bản hàng vỡ của Cảng và yêu cầu bằng văn bản của bên thuê kho dưới sự giám sát của cơ quan giám định và hải quan kho bãi.– Bên CFS sẽ không chịu trách nhiệm đến việc lưu kho bãi, đọng container phát sinh nếu không do lỗi của bên CFS.
– Bên CFS bố trí và kết hợp thời gian hợp lý để việc bàn giao chứng từ và khai thác hàng hoá ngay sau khi đưa container hàng từ cảng về đảm bảo có đủ đại diện các cơ quan liên quan:
+ Đại diện bên thuê kho nếu bên thuê kho yêu cầu.
CFS và các bên liên quan đến việc khai thác hàng vào kho phải kiểm tra lại số container, số chì, tình trạng kỹ thuật container trước khi phá chì container.
Trong quá trình khai thác nếu tình trạng hàng hoá không nguyên đai, kiện có dấu hiệu tổn thất hàng hoá hoặc đã tổn thất thì bên CFS phải ngay lập tức dừng lại việc khai thác, thông báo cho bên thuê kho và tiến hành chụp ảnh những lô hàng trên.
CFS kết hợp với bên thuê kho, giám định, Hải quan giám sát kho, thống nhất nguyên tắc xác định tổn thất hàng hoá và lưu kho, bảo quản tiếp theo để xác định chính xác tình trạng số lượng hàng hoá tại thời điểm khai thác và không gây tổn thất phát sinh trong quá trình lưu kho, bảo quản tiếp theo.
Bên CFS, Hải quan kho bãi và giám định viên cùng nhau thống nhất số lượng và tình trạng hàng hoá để lập biên bản và lên chứng thư giám định.
Bên CFS tổ chức xuất hàng, nhập hàng căn cứ vào lệnh của bên thuê kho theo các nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào kho CFS và Pháp luật hiện hành.
CFS thu các khoản phí trên cơ sở căn cứ vào hợp đồng với bên thuê kho.
CFS kết hợp với Hải quan kho bãi quản lý xuất nhập hàng hoá ra vào kho CFS theo quy chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu chung chờ hoàn thành thủ tục hải quan.
Thì bên thuê CFS sẽ gửi báo cáo cho bên thuê kho, ngay sau khi hàng hoá khai thác được đưa vào kho.
+ Tổn thất tình trạng kỹ thuật, hoặc có dấu hiệu tổn thất hàng hoá
==> Thì trước hết phải báo cáo với bên thuê kho, sau đó tập hợp các chứng từ và biên bản giữa cảng với chủ tàu đồng thời phải có yêu cầu bằng văn bản của bên thuê kho trước khi tiếp nhận hàng và đưa ra khỏi cảng.
Đối với container hàng có tình trạng tổn thất trong quá trình khai thác thì bên CFS lập tức dừng việc khai thác lại, thông báo cho bên thuê kho và cùng các cơ quan liên quan thiết lập biên bản xác định thực tế tình trạng, số lượng hàng hoá.
Bên CFS phải báo cáo sản lượng hàng tuần, hàng tháng theo yêu cầu và biểu mẫu của bên thuê kho và cung cấp chứng từ bằng cả tiếng Anh, tiếng Việt đối với container có hàng hóa không nguyên đai hoặc có dấu hiệutổn thất, hoặc đã tổn thất hoặc số lượng hàng không đúng với manifest.
Xem Thêm: Danh Mục Hàng Hóa Phải Làm Thủ Tục Hải Quan Tại Cửa Khẩu Nhập
Vận tải quốc tế bằng đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa được sử dụng rộng rãi, vậy quy trình xuất khẩu lô hàng Sea như thế nào? Cùng Melody Logistics tìm hiểu nhé.
Trong bài viết này, ta sẽ khái quát chung về các khái niệm, quy trình và các chi phí cơ bản liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá. Trước tiên, chúng ta hiểu trong logistics sẽ bao gồm: vận chuyển, cung cầu hàng hoá, kho và hàng tồn kho, hải quan và đóng gói, nguyên liệu. Những mảng này sẽ tạo nên chuỗi cung ứng từ người bán (Shipper) đến tay người mua (Cosignee)
Phần Freight Fowarder (FWD) là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề giao nhận vận tải (Forwarding) - tập trung vào các mảng chính gồm vận chuyển quốc tế (air, sea), dich vụ thông quan hàng hoá, vận chuyển nội địa trong nước (xe cont, xe tải)... Hay tóm tắt lại, công ty FWD sẽ tập trung vào hai mảng chính gồm vận chuyển và thủ tục hải quan.
Hình ảnh trên đây minh hoạ cho chúng ta Shipper là người xuất khẩu, CNEE là người nhập khẩu, POL (cảng đi), POD (cảng đến). Ở hai bên có hải quan xuất khẩu (HQXK) và hải quan nhập khẩu (HQNK). FWD sẽ có nhiệm vụ kết nối, thay mặt cho Shipper và CNEE (ở hai bên bờ đều có FWD). FWD 1 và FWD 2 là hai đại lý của nhau, có thể đơn giản hiểu hai đại lý này là phòng vé kết nối hãng tàu để bán booking, bán chỗ, bán phí vận chuyển,... cho cả Shipper lẫn CNEE. Bên FWD 1 phải có FWD 2 làm đại lý của mình để xử lý việc bên kia bờ đại dương cho FWD.
Quy trình vận chuyển một lô hàng Cont bằng đường biển
Theo như tư duy về xuất nhập khẩu thì chỉ cần Shipper (phụ trách sản xuất hàng hoá) vận chuyển đến tay của CNEE là xong. Nhưng tư duy của logistics sẽ khác đi và phức tạp hơn.
Đầu tiên ta sẽ cần một Cont rỗng ở cảng POL, sau đó kéo Cont rỗng này về chỗ của Shipper đóng hàng. Sau khi đã xếp đầy Cont thì sẽ vận chuyển đến cảng POL rồi làm thủ tục hải quan rồi cho lên tàu lênh đênh trên biển. Tới khi cập bến POD thì làm thủ tục hải quan và vận chuyển đến kho của CNEE để dỡ hàng. CNEE dỡ hàng xong phải trả ngược lại vỏ Cont rỗng cho POD để chuẩn bị cho lô hàng tiếp theo xuất khẩu. Vậy là xong một vòng tròng xuất nhập khẩu.
Phân tích chi tiết các quy trình xuất nhập khẩu
Đầu tiên ta vẫn sẽ bắt đầu từ Shipper:
1. Shipper sẽ ký với CNEE một hợp đồng quốc tế. Sau đó Shipper sẽ gom hàng và gửi hàng, CNEE thì có nhiệm vụ chuẩn bị tiền.
2. Shipper sẽ đặt booking với FWD 1 để lấy vỏ công rỗng, cùng với đó FWD 1 sẽ đặt booking lấy vỏ Cont rỗng từ hãng tàu
3. Shipper khi đã có vỏ Cont rỗng thì sẽ kéo vỏ Cont này từ POL về đến kho của mình. Lợi ích của việc kéo Cont về đóng hàng đó là tiết kiệm chi phí.
4. Sau khi Shipper đóng hàng xong thì sẽ thực hiện Trucking (vận chuyển nội địa) Cont hàng của mình đến POL để chuẩn bị xuất khẩu hàng hoá để làm thủ tục hải quan xuất khẩu
5. Hoàn thành thủ tục hải quan thì hàng sẽ được lên tàu, lênh đênh trên. biển và chuyển sang đến cảng đích là POD.
6. Trong khi hàng đang lênh đênh trên biển thì Shipper sẽ hoàn thiện bộ chứng từ tài tính, bộ chứng từ thương mại để gửi cho CNEE để CNEE thanh toán (việc thanh toán sẽ phụ thuộc vào hợp đồng yêu cầu thanh toán ngay hoặc thanh toán chậm từ 30-45 ngày)
7. Khi tàu đã cập bến POD, CNEE sẽ làm thủ tục hải quan nhập khẩu hoặc nhờ FWD 2 làm hải quan nhập khẩu rồi kéo Cont chứa hàng về kho của CNEE
8. CNEE kéo về kho, dỡ hàng rồi trả ngược lại vỏ Cont rỗng cho POD
Trên đây là quy trình xuất nhập khẩu từ tay người xuất khẩu đến tay của người nhập khẩu đang diễn ra tại mọi cảng biển trên thế giới. Melody Logistics mong rằng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu hơn về công việc của các thành phần trong chuỗi xuất nhập khẩu và logistics.