Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam của châu Á. Đây cũng là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có vị trí cầu nối giữa 3 lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen cùng các biển và vịnh biển tương đối phức tạp.
Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam của châu Á. Đây cũng là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có vị trí cầu nối giữa 3 lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen cùng các biển và vịnh biển tương đối phức tạp.
Căn cứ tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước Đông Nam Á theo hợp đồng gồm có như sau:
- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
- Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Đông Nam Á là tiểu vùng nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là vùng địa lý quan trọng, cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Australia, bao gồm hệ thống đảo, bán đảo, quần đảo đan xen giữa biển, vịnh biển vô cùng phức tạp.
Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, đó là:
Trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Tổ chức ASEAN và quốc gia còn lại là quan sát viên của tổ chức này (Đông Timor).
Thủ đô của 11 nước Đông Nam Á gồm có như sau:
Kuala Lumpur và Putrajaya (thủ đô hành chính)
Các nước ở khu vực Đông Nam Á gồm có các nước nào? Thủ đô của các nước ở khu vực Đông Nam Á là gì? (Hình từ internet)
Chuyên mục rất vui khi nhận được câu hỏi: “Những nước nào ở Đông Nam Á miễn visa cho người Việt?” Về vấn đề này, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Những nước nào ở Đông Nam Á miễn visa cho người Việt là thắc mắc của nhiều người
Du lịch nước ngoài đang trở thành xu hướng của nhiều người khi đời sống được nâng cao. Để có thể nhập cảnh vào 1 quốc gia khác, thông thường bạn cần 2 loại giấy tờ quan trọng là: Hộ chiếu và Visa. Ở Đông Nam Á có 11 quốc gia, trong đó có 10 quốc gia trong khối ASEAN và có 9 nước miễn Visa cho người Việt. Chỉ cần hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng thì có thể lên xuống máy bay tùy ý. Dưới đây là danh sách 9 nước miễn visa cho người Việt.
1/ Thái Lan. Miễn visa cho những người mang hộ chiếu phổ thông trong thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
2/ Singapore. Miễn visa cho những người mang hộ chiếu phổ thông với thời gian tạm trú tối đa không được quá 30 ngày. Nếu muốn đi các nước khác thì bạn cần chứng minh được khả năng tài chính có thể chi trả trong thời gian tạm trú và những điều kiện để đi các nước khác.
3/ Lào. Miễn visa cho những người mang hộ chiếu phổ thông thời gian tạm trú không được quá 30 ngày. Trong trường hợp nhập cảnh trên 30 ngày, bạn phải xin visa trước với thời gian tạm trú được gia hạn tối đa là 2 lần và 30 ngày mỗi lần.
Thông thường các nước Đông Nam Á miễn visa cho những người mang hộ chiếu phổ thông thời gian tạm trú không được quá 30 ngày
4/ Campuchia. Miễn visa cho những người mang hộ chiếu phổ thông với thời gian tạm trú không được quá 30 ngày.
5/ Philippines. Thời gian có hơi khác so với các nước trên. Philippines chỉ miễn visa cho những người mang hộ chiếu phổ thông trong thời gian tạm trú không được quá 21 ngày.
6/ Myanmar. Đối với những hộ chiếu phổ thông còn giá trị trong thời gian ít nhất 6 tháng sẽ được miễn visa khi nhập cảnh vào nước này. Tuy nhiên, riêng với Myanmar thì phải xin visa tại đại sứ quán Hà Nội hoặc xin visa trước qua mạng tại trang web. Lệ phí cấp visa là 20 USD, gồm tờ đơn khai thông tin và 2 ảnh kèm theo. Thời gian cấp visa là 3-4 ngày. Đặc biệt, 1 người có thể đi xin visa cho nhiều người. Thủ tục cũng khá đơn giản, không cầu kỳ và khó khăn.
7/ Indonesia. Những công dân Việt Nam khi đến Indonesia sẽ được miễn visa trong thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
Những thủ tục xin visa Hàn Quốc
Nhờ có chính sách giữa các nước mà vấn đề đi du lịch các nước Đông Nam Á trở lên dễ dàng hơn
8/ Malaysia. Miễn visa cho những người mang các loại Hộ chiếu có thời gian tạm trú không được quá 30 ngày.
9/ Đông Timor. Đông Timor là quốc gia khá nhỏ, du khách đến đây không cần phải xin visa, chỉ cần tới sân bay của nước này, làm thủ tục nhập cảnh với mức phí 30 USD và vé máy bay khứ hồi.
Ngoài ra, người Việt cũng không cần phải xin visa nếu đến đảo Jeju (Hàn Quốc), đi các địa danh khác tại Hàn thì vẫn phải xin visa như thường. Hơn nữa, từ Việt Nam không có đường bay thẳng tới Jeju nên du khách cần quá cảnh ở 1 nước khác. Với những du khách có visa dán vào hộ chiếu còn hiệu lực của Mỹ, Nhật, New Zealand, Canada và Australia sẽ được vào Hàn Quốc mà không cần visa nhưng bắt buộc phải có vé máy bay của chặng tiếp theo.
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã nhanh chóng trả lời được câu hỏi: “Những nước nào ở Đông Nam Á miễn visa cho người Việt?” Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.