Chủ Tịch Huyện Vũng Liêm

Chủ Tịch Huyện Vũng Liêm

- Giám đốc: Nguyễn Văn Bé   - Phó Giám đốc: Hồ Bá Lộc - Phó Giám đốc: Vạn Minh Tâm Địa chỉ: Khóm 1, Thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: 02703.870.068 (Liên hệ Bộ phận TN&TKQ TTHC) - 02703.971.118 (Liên hệ Bộ phận Thu) Email: [email protected]

- Giám đốc: Nguyễn Văn Bé   - Phó Giám đốc: Hồ Bá Lộc - Phó Giám đốc: Vạn Minh Tâm Địa chỉ: Khóm 1, Thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: 02703.870.068 (Liên hệ Bộ phận TN&TKQ TTHC) - 02703.971.118 (Liên hệ Bộ phận Thu) Email: [email protected]

Kỷ luật Cảnh cáo Giám đốc Sở VHTTDL, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, Chủ tịch huyện Vĩnh Tường

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí:

- Bùi Hồng Đô, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Phan Tuệ Minh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh;

- Lê Nguyễn Thành Trung, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường;

- Đinh Văn Mười, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Đỗ Tràng Quảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phúc Yên;

- Đặng Quang Thủy, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Kỷ luật khiển trách Chủ tịch HĐND TP Phúc Yên; Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Khiển trách các đồng chí:

- Đào Anh Dũng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Phúc Yên;

- Trần Ngọc Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Yên;

- Hoàng Trọng Lợi, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:

Cảnh cáo: Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2021 - 2026; Ban cán sự đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 và các đồng chí: Nguyễn Văn Trì, Nguyễn Bá Huy, Đinh Ngọc Khoa, Vũ Chí Giang, Nguyễn Kim Khải, Lê Văn Kiên, Khổng Sơn Trường, Nguyễn Kim Tuấn, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Đức Tài, Đỗ Hữu Vinh, Trần Gia Long, Nguyễn Bá Hiến, Nguyễn Văn Độ, Đỗ Đình Việt, Bùi Minh Hồng, Nguyễn Công Lộc, Nguyễn Xuân Phương, Nguyễn Văn Bắc.

Kỷ luật Khiển trách: Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2016 - 2021; Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và các đồng chí: Trần Văn Vinh, Nguyễn Trung Hải, Phan Thế Huy, Lê Văn Phúc.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị: Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc quyết định thi hành kỷ luật 17 tổ chức đảng và 17 đảng viên theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục xem xét, thi hành kỷ luật các tổ chức đảng và đảng viên khác có liên quan.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nghị định này áp dụng đối với:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài;

d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

2. Thông tin giúp xác định một con người cụ thể là thông tin hình thành từ hoạt động của cá nhân mà khi kết hợp với các dữ liệu, thông tin lưu trữ khác có thể xác định một con người cụ thể.

3. Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm:

a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);

b) Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;

d) Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;

g) Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;

i) Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);

k) Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;

l) Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:

a) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;

b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;

c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;

d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;

đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;

e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;

g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;

h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;

k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.

5. Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

6. Chủ thể dữ liệu là cá nhân được dữ liệu cá nhân phản ánh.

7 Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.

8. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là việc thể hiện rõ ràng, tự nguyện, khẳng định việc cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.

9. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân.

10. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu thay mặt cho Bên Kiểm soát dữ liệu, thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận với Bên Kiểm soát dữ liệu.

11. Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân đồng thời quyết định mục đích, phương tiện và trực tiếp xử lý dữ liệu cá nhân.

12. Bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ngoài Chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân được phép xử lý dữ liệu cá nhân.

13. Xử lý dữ liệu cá nhân tự động là hình thức xử lý dữ liệu cá nhân được thực hiện bằng phương tiện điện tử nhằm đánh giá, phân tích, dự đoán hoạt động của một con người cụ thể, như: thói quen, sở thích, mức độ tin cậy, hành vi, địa điểm, xu hướng, năng lực và các trường hợp khác.

14. Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài là hoạt động sử dụng không gian mạng, thiết bị, phương tiện điện tử hoặc các hình thức khác chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam tới một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc sử dụng một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam cho tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận quản lý ở nước ngoài để xử lý phù hợp với mục đích đã được chủ thể dữ liệu đồng ý;

b) Xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam bằng các hệ thống tự động nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với mục đích đã được chủ thể dữ liệu đồng ý.

Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý. Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.

5. Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.

6. Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật.

7. Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

8. Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu được quy định từ khoản 1 tới khoản 7 Điều này và chứng minh sự tuân thủ của mình với các nguyên tắc xử lý dữ liệu đó.

Điều 4. Xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định.

Điều 5. Quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm:

1. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

3. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.

5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người được giao làm công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân.

6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

7. Thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 6. Áp dụng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, các luật liên quan và Điều ước quốc tế

Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân được thực hiện theo quy định các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các quy định khác của Luật có liên quan và Nghị định này.

Điều 7. Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho việc thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Tham gia tương trợ tư pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân của các quốc gia khác, bao gồm thông báo, đề nghị khiếu nại, trợ giúp điều tra và trao đổi thông tin, với các biện pháp bảo vệ thích hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

3. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc thực thi pháp luật để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

4. Tổ chức các cuộc gặp song phương, đa phương, trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân.

5. Chuyển giao công nghệ phục vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân.

1. Xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

4. Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.

5. Lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật.

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN

Mục 1 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ DỮ LIỆU

Điều 9. Quyền của chủ thể dữ liệu

Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

a) Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác;

b) Việc hạn chế xử lý dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà chủ thể dữ liệu yêu cầu hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

8. Quyền phản đối xử lý dữ liệu

a) Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của mình nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, trừ trường hợp luật có quy định khác;

b) Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ sau khi nhận được yêu cầu, trừ trường hợp luật có quy định khác.

9. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

Chủ thể dữ liệu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

10. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan và Nghị định này, hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự.

Điều 10. Nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu

1. Tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình; yêu cầu các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình.

2. Tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người khác.

3. Cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu cá nhân khi đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Tham gia tuyên truyền, phổ biến kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.

5. Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và tham gia phòng, chống các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Mục 2 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ DỮ LIỆU CÁ NHÂN

Điều 11. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu

1. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu được áp dụng đối với tất cả các hoạt động trong quy trình xử lý dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung sau:

a) Loại dữ liệu cá nhân được xử lý;

b) Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;

c) Tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân;

d) Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.

3. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể bằng văn bản, giọng nói, đánh dấu vào ô đồng ý, cú pháp đồng ý qua tin nhắn, chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý hoặc qua một hành động khác thể hiện được điều này.

4. Sự đồng ý phải được tiến hành cho cùng một mục đích. Khi có nhiều mục đích, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân liệt kê các mục đích để chủ thể dữ liệu đồng ý với một hoặc nhiều mục đích nêu ra.

5. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.

6. Sự im lặng hoặc không phản hồi của chủ thể dữ liệu không được coi là sự đồng ý.

7. Chủ thể dữ liệu có thể đồng ý một phần hoặc với điều kiện kèm theo.

8. Đối với xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, chủ thể dữ liệu phải được thông báo rằng dữ liệu cần xử lý là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

9. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực cho tới khi chủ thể dữ liệu có quyết định khác hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

10. Trong trường hợp có tranh chấp, trách nhiệm chứng minh sự đồng ý của chủ thể dữ liệu thuộc về Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.

11. Thông qua việc ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự, tổ chức, cá nhân có thể thay mặt chủ thể dữ liệu thực hiện các thủ tục liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý theo quy định tại khoản 3 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác.

1. Việc rút lại sự đồng ý không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý.

2. Việc rút lại sự đồng ý phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.

3. Khi nhận yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho chủ thể dữ liệu về hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi rút lại sự đồng ý.

4. Sau khi thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Xử lý dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, Bên thứ ba phải ngừng và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan ngừng xử lý dữ liệu của chủ thể dữ liệu đã rút lại sự đồng ý.

Điều 13. Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân

1. Việc thông báo được thực hiện một lần trước khi tiến hành đối với hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.

2. Nội dung thông báo cho chủ thể dữ liệu về xử lý dữ liệu cá nhân:

b) Loại dữ liệu cá nhân được sử dụng có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

d) Thông tin về các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

đ) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra;

e) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xử lý dữ liệu.

3. Việc thông báo cho chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.

4. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không cần thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:

a) Chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý toàn bộ với nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi đồng ý cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành thu thập dữ liệu cá nhân, phù hợp với các quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Cung cấp dữ liệu cá nhân

1. Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình.

2. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân:

a) Được cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khác khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Thay mặt chủ thể dữ liệu cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức hoặc cá nhân khác khi chủ thể dữ liệu đồng ý cho phép đại diện và ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Việc cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, trừ trường hợp luật có quy định khác.

4. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không cung cấp dữ liệu cá nhân trong trường hợp:

a) Gây tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;

b) Việc cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu có thể ảnh hưởng tới sự an toàn, sức khỏe thể chất hoặc tinh thân của người khác;

c) Chủ thể dữ liệu không đồng ý cung cấp, cho phép đại diện hoặc ủy quyền nhận dữ liệu cá nhân.

5. Hình thức yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân:

a) Chủ thể dữ liệu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.

Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân yêu cầu điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.

Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân;

b) Gửi Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân theo Mẫu số 01, 02 tại Phụ lục của Nghị định này qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.

6. Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);

b) Dữ liệu cá nhân được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu;

c) Hình thức cung cấp dữ liệu cá nhân;

d) Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.

7. Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.

8. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân

a) Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân và theo dõi quá trình, danh sách cung cấp dữ liệu cá nhân theo yêu cầu;

b) Trường hợp dữ liệu cá nhân được yêu cầu không thuộc thẩm quyền thì Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân nhận được yêu cầu phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền hoặc thông báo rõ ràng việc không thể cung cấp dữ liệu cá nhân.

9. Giải quyết yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân

Khi nhận được yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân hợp lệ, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân có trách nhiệm cung cấp dữ liệu cá nhân thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp dữ liệu cá nhân; chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán; thực hiện việc cung cấp dữ liệu cá nhân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều này.

Điều 15. Chỉnh sửa dữ liệu cá nhân

a) Được truy cập để xem, chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình sau khi đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thu thập theo sự đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác;

b) Trường hợp không thể chỉnh sửa trực tiếp vì lý do kỹ thuật hoặc vì lý do khác, chủ thể dữ liệu yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình.

2. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu sau khi được chủ thể dữ liệu cá nhân đồng ý ngay khi có thể hoặc theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp không thể thực hiện thì thông báo tới chủ thể dữ liệu sau 72 giờ kể khi nhận được yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.

3. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba được chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu sau khi được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân đồng ý bằng văn bản và biết rõ rằng đã có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

Điều 16. Lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân

1. Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình trong các trường hợp sau:

a) Nhận thấy không còn cần thiết cho mục đích thu thập đã đồng ý và chấp nhận các thiệt hại có thể xảy ra khi yêu cầu xóa dữ liệu;

c) Phản đối việc xử lý dữ liệu và Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không có lý do chính đáng để tiếp tục xử lý;

d) Dữ liệu cá nhân được xử lý không đúng với mục đích đã đồng ý hoặc việc xử lý dữ liệu cá nhân là vi phạm quy định của pháp luật;

đ) Dữ liệu cá nhân phải xóa theo quy định của pháp luật.

2. Việc xóa dữ liệu sẽ không áp dụng khi có đề nghị của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp:

a) Pháp luật quy định không cho phép xóa dữ liệu;

b) Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Dữ liệu cá nhân đã được công khai theo quy định của pháp luật;

d) Dữ liệu cá nhân được xử lý nhằm phục vụ yêu cầu pháp lý, nghiên cứu khoa học, thống kê theo quy định của pháp luật;

đ) Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;

e) Ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác.

3. Trường hợp doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể thì dữ liệu cá nhân được chuyển giao theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp chia, tách, sáp nhập cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính và tổ chức lại, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước thì dữ liệu cá nhân được chuyển giao theo quy định của pháp luật.

5. Việc xóa dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thu thập được, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

6. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba lưu trữ dữ liệu cá nhân theo hình thức phù hợp với hoạt động của mình và có biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

7. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba xóa không thể khôi phục trong trường hợp:

a) Xử lý dữ liệu không đúng mục đích hoặc đã hoàn thành mục đích xử lý dữ liệu cá nhân được chủ thể dữ liệu đồng ý;

b) Việc lưu trữ dữ liệu cá nhân không còn cần thiết với hoạt động của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba;

c) Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba bị giải thể hoặc không còn hoạt động hoặc tuyên bố phá sản hoặc bị chấm dứt hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu

1. Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.

2. Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.

3. Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.

4. Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.

5. Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Điều 18. Xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được ghi âm, ghi hình và xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ thể. Khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo để chủ thể hiểu được mình đang bị ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 19. Xử lý dữ liệu cá nhân của người bị tuyên bố mất tích, đã chết

1. Việc xử lý dữ liệu cá nhân liên quan đến dữ liệu cá nhân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thanh niên của người đó, trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

2. Trường hợp không có tất cả những người được nêu tại khoản 1 Điều này thì được coi là không có sự đồng ý.

Điều 20. Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em

1. Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em luôn được thực hiện theo nguyên tắc bảo vệ các quyền và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em.

3. Ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, xóa không thể khôi phục hoặc hủy dữ liệu cá nhân của trẻ em trong trường hợp:

a) Xử lý dữ liệu không đúng mục đích hoặc đã hoàn thành mục đích xử lý dữ liệu cá nhân được chủ thể dữ liệu đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em rút lại sự đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có đủ căn cứ chứng minh việc xử lý dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 21. Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo chỉ được sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng được thu thập qua hoạt động kinh doanh của mình để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

2. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo phải được sự đồng ý của khách hàng, trên cơ sở khách hàng biết rõ nội dung, phương thức, hình thức, tần suất giới thiệu sản phẩm.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo có trách nhiệm chứng minh việc sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng được giới thiệu sản phẩm đúng với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 22. Thu thập, chuyển giao, mua, bán trái phép dữ liệu cá nhân

1. Tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân phải áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn chặn tình trạng thu thập dữ liệu cá nhân trái phép từ hệ thống, trang thiết bị dịch vụ của mình.

2. Việc thiết lập các hệ thống phần mềm, biện pháp kỹ thuật hoặc tổ chức các hoạt động thu thập, chuyển giao, mua, bán dữ liệu cá nhân không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là vi phạm pháp luật.

Điều 23. Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Trường hợp phát hiện xảy ra vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) chậm nhất 72 giờ sau khi xảy ra hành vi vi phạm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định này. Trường hợp thông báo sau 72 giờ thì phải kèm theo lý do thông báo chậm, muộn.

2. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải thông báo cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân một cách nhanh nhất có thể sau khi nhận thấy có sự vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

3. Nội dung thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân:

a) Mô tả tính chất của việc vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm: thời gian, địa điểm, hành vi, tổ chức, cá nhân, các loại dữ liệu cá nhân và số lượng dữ liệu liên quan;

b) Chi tiết liên lạc của nhân viên được giao nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân;

c) Mô tả các hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra của việc vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân;

d) Mô tả các biện pháp được đưa ra để giải quyết, giảm thiểu tác hại của hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

4. Trường hợp không thể thông báo đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, việc thông báo có thể được thực hiện theo từng đợt, từng giai đoạn.

5. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải lập Biên bản xác nhận về việc xảy ra hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, phối hợp với Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) xử lý hành vi vi phạm.

6. Tổ chức, cá nhân thông báo cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) khi phát hiện các trường hợp sau:

a) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với dữ liệu cá nhân;

b) Dữ liệu cá nhân bị xử lý sai mục đích, không đúng thỏa thuận ban đầu giữa chủ thể dữ liệu và Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân hoặc vi phạm quy định của pháp luật;

c) Không bảo đảm quyền của chủ thể dữ liệu hoặc không được thực hiện đúng;

d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Mục 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỮ LIỆU CÁ NHÂN RA NƯỚC NGOÀI

Điều 24. Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân

1. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của mình kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân.

Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm:

a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân;

b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân và nhân viên bảo vệ dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân;

c) Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;

d) Các loại dữ liệu cá nhân được xử lý;

đ) Tổ chức, cá nhân nhận dữ liệu cá nhân, bao gồm tổ chức, cá nhân ngoài lãnh thổ Việt Nam;

e) Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;

g) Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xoá, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có);

h) Mô tả về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;

i) Đánh giá mức độ hưởng của việc xử lý dữ liệu cá nhân; hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.

2. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm:

a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;

b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân và nhân viên thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;

c) Mô tả các hoạt động xử lý và các loại dữ liệu cá nhân được xử lý theo hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân;

d) Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xoá, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có);

đ) Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;

e) Mô tả chung về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;

g) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.

3. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác lập bằng văn bản có giá trị pháp lý của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân hoặc Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an và gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) 01 bản chính theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.

6. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này.

Điều 25. Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

1. Dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam được chuyển ra nước ngoài trong trường hợp Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài lập Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài và thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này. Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài bao gồm Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba.

2. Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài, gồm:

a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên chuyển dữ liệu và Bên tiếp nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam;

b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách của Bên chuyển dữ liệu có liên quan tới việc chuyển và tiếp nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam;

c) Mô tả và luận giải mục tiêu của các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của Công dân Việt Nam sau khi được chuyển ra nước ngoài;

d) Mô tả và làm rõ loại dữ liệu cá nhân chuyển ra nước ngoài;

đ) Mô tả và nêu rõ sự tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này, chi tiết các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;

e) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xử lý dữ liệu cá nhân; hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó;

g) Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu theo quy định tại Điều 11 Nghị định này trên cơ sở biết rõ cơ chế phản hồi, khiếu nại khi có sự cố hoặc yêu cầu phát sinh;

h) Có văn bản thể hiện sự ràng buộc, trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân chuyển và nhận dữ liệu cá nhân của Công dân Việt Nam về việc xử lý dữ liệu cá nhân.

3. Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an.

Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài gửi 01 bản chính hồ sơ tới Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Bên chuyển dữ liệu thông báo gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) thông tin về việc chuyển dữ liệu và chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách bằng văn bản sau khi việc chuyển dữ liệu diễn ra thành công.

5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.

6. Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này. Thời gian hoàn thiện hồ sơ dành cho Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài là 10 ngày kể từ ngày yêu cầu.

7. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ Công an quyết định việc kiểm tra chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài 01 lần/năm, trừ trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này hoặc để xảy ra sự cố lộ, mất dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.

8. Bộ Công an quyết định yêu cầu Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài ngừng chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài trong trường hợp:

a) Khi phát hiện dữ liệu cá nhân được chuyển được sử dụng vào hoạt động vi phạm lợi ích, an ninh quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài không chấp hành quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này;

c) Để xảy ra sự cố lộ, mất dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.

BIỆN PHÁP, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN

Điều 26. Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng ngay từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.

2. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm:

a) Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;

b) Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;

c) Biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

d) Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện;

đ) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Bảo vệ dữ liệu cá nhân cơ bản

1. Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.

2. Xây dựng, ban hành các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nêu rõ những việc cần thực hiện theo quy định của Nghị định này.

3. Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề, hoạt động có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống và phương tiện, thiết bị phục vụ xử lý dữ liệu cá nhân trước khi xử lý, xoá không thể khôi phục được hoặc hủy các thiết bị chứa dữ liệu cá nhân.

Điều 28. Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm

1. Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 26 và Điều 27 Nghị định này.

2. Chỉ định bộ phận có chức năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, chỉ định nhân sự phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trao đổi thông tin về bộ phận và cá nhân phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân với Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên thứ ba là cá nhân thì trao đổi thông tin của cá nhân thực hiện.

3. Thông báo cho chủ thể dữ liệu biết việc dữ liệu cá nhân nhạy cảm của chủ thể dữ liệu được xử lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Điều 29. Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân là Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, có trách nhiệm giúp Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân:

a) Cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

b) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

c) Cập nhật thông tin, tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân;

d) Tiếp nhận thông tin, hồ sơ, dữ liệu về hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân qua không gian mạng;

đ) Cung cấp thông tin về kết quả đánh giá công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

e) Tiếp nhận thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

g) Cảnh báo, phối hợp cảnh báo về nguy cơ, hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật;

h) Xử lý vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật;

i) Thực hiện hoạt động khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 30. Điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Lực lượng bảo vệ dữ liệu cá nhân:

a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân được bố trí tại Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân;

b) Bộ phận, nhân sự có chức năng bảo vệ dữ liệu cá nhân được chỉ định trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm bảo đảm thực hiện quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

c) Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ dữ liệu cá nhân;

d) Bộ Công an xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng, nâng cao nhận thức bảo vệ dữ liệu cá nhân cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động cho Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 31. Kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Nguồn tài chính thực hiện bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm ngân sách nhà nước; ủng hộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân; viện trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Kinh phí bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Kinh phí bảo vệ dữ liệu cá nhân của tổ chức, doanh nghiệp do các tổ chức, doanh nghiệp tự bố trí và thực hiện theo quy định.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Hướng dẫn, triển khai hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ quyền của chủ thể dữ liệu trước các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đề xuất ban hành Tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân và các khuyến nghị áp dụng.

3. Xây dựng, quản lý, vận hành cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

4. Đánh giá kết quả công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Tiếp nhận hồ sơ, biểu mẫu, thông tin về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định này.

6. Thúc đẩy các biện pháp và thực hiện nghiên cứu để đổi mới trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân, triển khai hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật

Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí, tổ chức và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý thực hiện bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định này.

2. Xây dựng, hướng dẫn và triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với dữ liệu cá nhân trong các hoạt động thông tin và truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Phối hợp với Bộ Công an trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và áp dụng các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo quy định pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Phối hợp với Bộ Công an trong xây dựng Tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân và các khuyến nghị áp dụng Tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Nghiên cứu, trao đổi Bộ Công an về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ.

Điều 36. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Thực hiện quản lý nhà nước đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Xây dựng và triển khai các nội dung, nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này.

3. Bổ sung các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xây dựng, triển khai các nhiệm vụ của các bộ, ngành.

4. Bố trí kinh phí phục vụ hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

5. Ban hành Danh mục dữ liệu mở phù hợp với quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Thực hiện quản lý nhà nước đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Triển khai các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này.

3. Bố trí kinh phí phục vụ hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

4. Ban hành Danh mục dữ liệu mở phù hợp với quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 38. Trách nhiệm của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân

1. Thực hiện các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cùng các biện pháp an toàn, bảo mật phù hợp để chứng minh các hoạt động xử lý dữ liệu đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, rà soát và cập nhật các biện pháp này khi cần thiết.

2. Ghi lại và lưu trữ nhật ký hệ thống quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.

3. Thông báo hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

4. Lựa chọn Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với nhiệm vụ rõ ràng và chỉ làm việc với Bên Xử lý dữ liệu cá nhân có các biện pháp bảo vệ phù hợp.

5. Bảo đảm các quyền của chủ thể dữ liệu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

6. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra.

7. Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 39. Trách nhiệm của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân

1. Chỉ tiếp nhận dữ liệu cá nhân sau khi có hợp đồng hoặc thỏa thuận về xử lý dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.

2. Xử lý dữ liệu cá nhân theo đúng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.

3. Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

4. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra.

5. Xóa, trả lại toàn bộ dữ liệu cá nhân cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân sau khi kết thúc xử lý dữ liệu.

6. Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 40. Trách nhiệm của Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu

Thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân và Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.

Điều 41. Trách nhiệm của Bên thứ Ba

Thực hiện đây đủ các quy định về trách nhiệm xử lý dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định này.

Điều 42. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Có biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu cá nhân do mình cung cấp.

2. Thực hiện quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này.

3. Thông báo kịp thời cho Bộ Công an về những vi phạm liên quan tới hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân.

4. Phối hợp với Bộ Công an trong xử lý những vi phạm liên quan tới hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

2. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp được quyền lựa chọn miên trừ quy định về chỉ định cá nhân và bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời gian 02 năm đầu kể từ khi thành lập doanh nghiệp.

3. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiêp khởi nghiệp trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân không áp dụng quy định tại khoản 2 Điều này.

1. Bộ trưởng Bộ Công an đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

Vũng Liêm là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.

Huyện Vũng Liêm nằm ở phía đông nam của tỉnh Vĩnh Long, có vị trí địa lý:

Vũng Liêm thuộc đồng bằng duyên hải. Có sông Cổ Chiên, Mang Thít và rạch Bưng Trường, Vũng Liêm chảy qua. Điều kiện thuận lợi phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Đồng thời Vũng Liêm là vùng sản xuất nhiều lúa gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản.

Địa hình huyện Vũng Liêm thuộc dạng địa hình đồng bằng do phù sa bồi đắp tạo nên, tương đối bằng phẳng, tiểu địa hình cao ở các xã ven sông Cổ Chiên và sông Măng Thít thấp dần về phía Nam của huyện, chia ra các cấp sau:

Vũng Liêm có đặc điểm cũng như toàn tỉnh Vĩnh Long, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào, với các đặc trung như sau:

Vũng Liêm chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua các sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Măng Thít, có đặc tính địa hình rất nhạy cảm với chế độ nước trên sông, rạch, trong ngày có hai con nước lớn, ròng, trong tháng thì có hai con nước rong vào những ngày đầu và giữa của tháng âm lịch. Hệ kinh trục phân bố khá đều trên toàn huyện với mật độ bình quân trên 13,7 m/ha. Trong khi đó mật độ kinh mương nội đồng trung bình 20 m/ha và phân bố không đều. Nước ngọt hầu như quanh năm (chỉ nhiễm mặn nhẹ diễn ra vài ngày trong năm ở các xã ven sông Cổ Chiên), tạo thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp, giao thông thủy, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình đất Tỉnh Vĩnh Long năm 1990 và kết quả điều tra khảo sát, chỉnh lý, đánh giá biến động các đơn vị đất trên toàn Tỉnh năm 2002, thực hiện trên bản đồ nền tỷ lệ 1: 25.000 cho thấy đặc điểm về tài nguyên đất của huyện có 4 nhóm chính:

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt cung cấp chính cho toàn huyện chủ yếu từ Sông Cổ Chiên thông qua hệ thống các sông nhỏ như sông Măng Thít, Vũng Liêm, Mây Tức và hệ thống kinh rạch nội đồng cung cấp nước cho toàn bộ đất canh tác và sinh hoạt của huyện. Chất lượng nguồn nước được đánh giá như sau:

Nguồn nước dưới đất: Nước dưới đất của toàn tỉnh nói chung và của huyện Vũng Liêm nói riêng là khá phong phú, song việc khoanh định phạm vi phân bố và xác định trữ lượng, chất lượng nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì hạn chế. Trong những năm gần đây nước dưới đất được khai thác khá nhiều, chủ yếu là quy mô nhỏ và tầng khai thác là các tầng nước nông và đây là nguồn nước cấp cho sinh hoạt của nhiều hộ dân trong huyện. Nhìn chung, nước dưới đất tầng nông có độ cứng hơi cao, có calci carbonate và bị nhiễm mặn, ở một vài khu vực hàm lượng sắt và Asen khá cao. Do khai thác khá nhiều nên phần lớn nguồn nước dưới đất tầng nông có chất lượng khá tốt nhưng đã và đang bị ô nhiễm các thành phần dinh dưỡng, chất hữu cơ.

Tài nguyên sét: Theo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên sét trên địa bàn huyện năm 2010 cho thấy, toàn huyện có 27 thân sét phân bố tập trung ở các xã Trung Thành, Trung Hiệp, Quới An, Tân An Luông, Tân Quới Trung, Trung Chánh, Hiếu Phụng, Trung Hiếu, Trung An, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Hiếu Thành và xã Hiếu Nghĩa với diện tích có khả năng khai thác 7.776,5 ha, với tổng tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét được đánh giá là 76,687 triệu m³, chiều dày thân sét trung bình là 0,99m và chiều dày tầng phủ trung bình là 0,23m.

Tài nguyên cát lòng sông: Theo kết quả QH thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long của công ty cổ phần địa chất và khoáng sản vào năm 2009, trong đó huyện Vũng Liêm có nguồn tài nguyên cát lòng sông khá phong phú, theo khảo sát có 4 thân cát tập trung ở các xã ven sông Cổ Chiên như: Quới An, Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Thành Đông, Trung Thành tây với tổng chiều dài hơn 23,8 km, rộng trung bình 200 - 600m, độ dày cát từ 2,4 - 4,24m, chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,24 - 0,1mm), hạt trung (0,5 - 0,25mm), cát hạt lớn (2 - 0,5mm) và nhóm bột sét (<0,1mm) với trữ lượng là 12,727 triệu m³.

Nhân dân Vũng Liêm có truyền thống cách mạng kiên cường, ngoài kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, người dân Vũng Liêm còn có truyền thống sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: trồng lát se lõi lát và dệt chiếu, thảm xuất khẩu,…

Dân số của huyện đến năm 2013 là 161.092 người, chiếm 15,48% tổng dân số toàn tỉnh, mật độ dân số bình quân 520 người/km², thấp hơn mật độ dân số của tỉnh là 684 người/km². Dân số của huyện có 95,92% sống ở khu vực nông thôn và khoảng 4,08% ở khu vực đô thị. Ngoại trừ thị trấn Vũng Liêm và trung tâm các chợ xã, dân cư của huyện thường phân bố thành các tuyến dọc theo các trục giao thông thủy bộ, riêng hai xã cù lao, dân cư sống theo hình thức vườn nhà, phù hợp với đặc điểm tập quán của vùng, thuận lợi về giao thông thủy bộ, về nguồn nước sinh hoạt, tiện canh tiện cư của nhân dân.

Phần lớn dân số của huyện sống theo đạo Phật với tục thờ cúng ông bà là một phong tục tập quán thuần tuý, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số 97,5%, dân tộc người Khơme chiếm 1,7%, dân tộc Hoa 0,4%, còn lại các dân tộc khác 0,4%. Đa phần người dân của huyện sống và canh tác sản xuất nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa và làm vườn, trong đó có 2 xã cù lao Thanh Bình, Quới Thiện trồng cây ăn trái phát triển mạnh và đa dạng.

Huyện Vũng Liêm có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vũng Liêm (huyện lỵ) và 19 xã: Hiếu Nghĩa, Hiếu Nhơn, Hiếu Phụng, Hiếu Thành, Hiếu Thuận, Quới An, Quới Thiện, Tân An Luông, Tân Quới Trung, Thanh Bình, Trung An, Trung Chánh, Trung Hiệp, Trung Hiếu, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Trung Thành, Trung Thành Đông, Trung Thành Tây.

Địa danh Vũng Liêm đã được nhắc đến trong bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí. Như vậy địa danh Vũng Liêm có ít nhất là trước hoặc trong giai đoạn những năm 1800-1806. Trong bộ sách địa lý này, Vũng Liêm được viết dưới dạng Hán ngữ là 泳濂[3].

Có giả thuyết cho rằng, Liêm đồng nghĩa với gỗ lim. Nhưng theo chữ Hán Liêm 濂 này, chữ Liêm 濂 thuộc bộ Thủy 氵(tức nước). Vì vậy, chữ Liêm 濂 không thể là chữ dùng để chỉ cho gỗ lim (thuộc bộ Mộc 木).

Lại có giả thuyết cho rằng, tên gọi Vũng Liêm xuất phát từ chữ "Mé Lim" (tiếng Khmer) mà ra [4].

Và theo tác giả Huỳnh Minh trong Vĩnh Long Xưa, sau khi viên Chủ tỉnh Vĩnh Long Félix Salicéti bị nghĩa quân Việt giết chết (15 tháng 2 năm 1872), quân Pháp hiệp với lực lượng của Trần Bá Lộc mở cuộc càn quét, và những người dân vô tội nơi đây đã bị thảm sát hàng loạt, thây chất đầy một vũng. Tương truyền, ở nơi đó thường có các oan hồn hiện ra, nên người dân gọi là "Vũng Linh". Về sau từ Vũng Linh được đọc trại ra thành Vũng Liêm [5]. Nhưng giả thuyết này là sai, vì địa danh Vũng Liêm đã được chép trong bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, và bộ sách địa lý này đã được biên soạn vào năm 1806, tức là bộ sách này đã có trước hơn 60 năm sự kiện trận Vũng Liêm năm 1872.

Từ ngày 25 tháng 1 năm 1908, Vũng Liêm là quận thuộc tỉnh Vĩnh Long với 3 tổng là Bình Hiếu với 4 làng, Bình Quới với 4 làng và Bình Trung với 6 làng.

Ngày 09 tháng 2 năm 1956, quận Vũng Liêm thuộc tỉnh Tam Cần.

Ngày 03 tháng 1 năm 1957, quận thuộc tỉnh Vĩnh Bình, gồm 3 tổng: Bình Hiếu với 3 xã, Bình Quới với 3 xã và Bình Trung với 3 xã, quận lỵ đặt tại xã Trung Thành.

Sau năm 1965, các tổng mặc nhiên giải thể.

Ngày 14 tháng 1 năm 1967, quận Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Vũng Liêm là huyện của tỉnh Cửu Long, gồm 10 xã: Hiếu Phụng, Hiếu Thành, Quới An, Quới Thiện, Tân An Luông, Trung Chánh, Trung Hiệp, Trung Hiếu, Trung Ngãi và Trung Thành.

Ngày 27 tháng 3 năm 1985, địa giới hành chính huyện Vũng Liêm được điều chỉnh như sau[6]:

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Cửu Long chia thành 2 tỉnh: tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.[7]

Ngày 9 tháng 8 năm 1994, huyện lập thêm 6 xã: Nguyễn Việt Hùng, Lê Văn Hoàng, Lê Quang Phòng, Nguyễn Chí Trai, Hiếu Thuận và Tân Quới Trung.[8]

Ngày 13 tháng 5 năm 1995, đổi tên 4 xã[9]:

Từ đó, huyện Vũng Liêm có 1 thị trấn và 19 xã như hiện nay.

Địa hình Vũng Liêm thuộc đồng bằng duyên hải. Điều kiện thuận lợi phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Huyện được xem là vùng sản xuất nhiều lúa gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản. Huyện có 2 xã cù lao chuyên trồng cây ăn quả với nhiều loại trái cây đặc sản như: sầu riêng, bòn bon, măng cụt,… Ngoài ra, huyện cũng trồng nhiều cây công nghiệp như dừa, lác, đậu nành,… và cũng là huyện có đàn gia súc lớn nhất trong đó đàn bò còn nhiều tiềm năng.

Ngành giáo dục huyện Vũng Liêm cũng được chú trọng phát triển về quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục. Trung tâm dạy nghề huyện được thành lập từ năm 2002. Trung tâm thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn gồm: may công nghiệp, cơ khí (hàn, tiện), sửa chữa xe gắn máy, điện công nghiệp - dân dụng, thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1 và dạy nghề lao động nông thôn.

Ngoài ra, trung tâm còn liên kết các trường, cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh được chấp thuận cho đào tạo dài hạn như: trung cấp chăn nuôi thú y, điện công nghiệp bậc 3/7, xe máy công trình bậc 3/7, trồng trọt bảo vệ thực vật, giới thiệu việc làm, và xuất khẩu lao động.

Ngành Y tế huyện Vũng Liêm gồm có các đơn vị phòng Y tế, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế dự phòng và 20/20 xã, thị trấn đều có trạm y tế.

Vũng Liêm có địa hình bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch. Ngoài phương tiện giao thông bằng đường thủy, huyện Vũng Liêm còn có hệ thống đường bộ với Quốc lộ 53 chạy dài từ thành phố Vĩnh Long đến Trà Vinh, xuyên qua Vũng Liêm từ Cầu Mới đến cầu Mây Tức, và các đường tỉnh 902, 906, 907, liên xã,… Vũng Liêm cũng là nơi đầu tiên nổ ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Vĩnh Long, đồng thời đây cũng là quê hương của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Huyện cũng có một số di tích văn hóa, lịch sử đáng để tham quan như: chùa Hạnh Phúc Tăng, đền Chu Văn Tiếp, đình Bình Phụng, tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao tại ngã ba An Nhơn, bia Nam Kỳ khởi nghĩa tại xã Thanh Bình.

Vũng Liêm được thiên nhiên ưu đãi đất đai trù phú, cảnh quan sông nước, có 2 xã cù lao là Thanh Bình và Quới Thiện rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra còn những điểm tham quan nỗi tiếng như: 1. Khu tưởng niệm Cố thủ tướng Chính Phủ Võ Văn Kiệt 2. Khu di tích Đình Bình Phụng được xây dựng từ năm 1920 và được nhiều lần trùng tu đến nay tọa lạc tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp. 3. Chùa Hạnh Phúc Tăng hay còn gọi là Chùa Sanghamangala là một ngôi chùa cổ mang kiến trúc Khme được xây dựng từ năm 632 đến nay đã hơn 1000 năm tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành. 4. Nhà thờ Cù Lao Dài được xây dựng từ năm 1840 đến nay 5. Khu di tích hồ Vũng Linh, nơi đây đã thảm sát gần 500 người trong thời kỳ chống Pháp.