Ý Nghĩa Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Việt Nam

Ý Nghĩa Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Việt Nam

Đầu thế kỷ XX, văn hóa truyền thống rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sự du nhập của văn minh phương Tây với những ưu thế về khoa học, kỹ thuật đã tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống, đặc biệt là Nho giáo, khiến cho hệ tư tưởng này đứng trên bờ vực suy vong. Tình hình Phật giáo Việt Nam cũng không mấy khả quan, nếu như không nói là đang cùng chung cảnh ngộ với Nho giáo.

Đầu thế kỷ XX, văn hóa truyền thống rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sự du nhập của văn minh phương Tây với những ưu thế về khoa học, kỹ thuật đã tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống, đặc biệt là Nho giáo, khiến cho hệ tư tưởng này đứng trên bờ vực suy vong. Tình hình Phật giáo Việt Nam cũng không mấy khả quan, nếu như không nói là đang cùng chung cảnh ngộ với Nho giáo.

Đóng góp cho nền văn học Việt Nam

Trần Trọng Kim là tác giả của nhiều tác phẩm liên quan đến các chuyên đề lịch sử, văn hóa, giáo dục, triết học, tôn giáo. Có thể kể tới những tác phẩm tiêu biểu của ông như Sơ học luân lý (soạn năm 1914), Sư phạm khoa yếu lược (1916), Sơ học An Nam sử lược (1917), Sư phạm yếu lược (1918), hợp soạn cùng Phó bảng Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm cuốn Việt Nam văn phạm (1941). Mảng văn học, ông có các tác phẩm Truyện Thúy Kiều (1925), Hạnh thục ca (1936), Đường thi (1944), Việt thi (1945), Một cơn gió bụi (Hồi ký năm 1945-1953). Về lịch sử ông viết cuốn Việt Nam sử lược, gồm hai quyển Thượng và Hạ, được nhà in lần đầu vào năm 1920, do nhà in Trung Bắc tân văn (Hà Nội) xuất bản. Đây là một trong những công trình sử học viết bằng quốc văn (chữ Quốc ngữ) theo phương pháp khoa học phương Tây sớm nhất tại Việt Nam đầu thế kỷ XX(3). Cho đến nay, quyển sử này vẫn giữ nguyên giá trị và được nhiều nhà học giả hiện đại đánh giá rất cao. Còn những sách viết về tôn giáo có cuốn Nho giáo (1930), Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938), Phật lục (1940), Vũ trụ đại quan (1943)(4).

Trong số các tài sản tri thức của Trần Trọng Kim, thì cuốn Nho giáo được xem là công trình đồ sộ và công phu bậc nhất của ông. Bằng phương pháp nghiên cứu rất khoa học, ông đã phân tích các đóng góp của Nho giáo trong từng giai đoạn lịch sử, làm nổi bật các giá trị đạo đức tiềm ẩn trong Nho giáo, “từ đó tìm ra những gì mang tính tiếp nối và đứt gãy”(5).

Song song với hoạt động sáng tác văn học, Trần Trọng Kim còn tham gia vào phong trào chấn hưng Phật giáo tại Bắc Kỳ. Sau khi hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập vào năm 1934, không lâu sau ông được bầu vào cương vị Trưởng Ban khảo cứu và diễn giảng của hội, chuyên tâm vào công việc khảo cứu và thuyết giảng, giúp cho hội Phật giáo ngày càng phát triển ổn định.

“Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì: Trường hợp hội Phật giáo (1934-1945)”

Báo cáo viên: TS. Ninh Thị Sinh, Phó Trưởng Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội Vào hồi 14h00’, ngày 29 tháng 03 năm 2022, TS. Ninh Thị Sinh, Phó Trưởng Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã trình bày seminar với chủ đề “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì: Trường hợp hội Phật giáo (1934-1945)”. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Trong báo cáo của mình TS. Ninh Thị Sinh đã trình bày 3 nội dung chính: Nguồn tư liệu, Nội dung nghiên cứu, và kết luận. Trong phần mở đầu của nội dung nghiên cứu, tác giả trình bày nguyên nhân vì sao phải chấn hưng Phật giáo, bao gồm nguyên nhân bên ngoài (phong trào chấn hưng Phật giáo ở châu Á và sự cạnh tranh của các tôn giáo mới) và nguyên nhân từ bên trong do sự suy vi của đạo Phật (tu sĩ hư, dốt; tín đồ mê tín).

Tiếp đến, tác giả trình bày nguyên nhân chấn hưng đạo Phật do đạo Phật là vốn quý nhưng tồn tại không có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội, đồng thời lại chịu sự cạnh tranh từ các tôn giáo khác, đứng trước bờ diệt vong; trong lúc đó nhận được sự thôi thúc, khích lệ của phong trào chấn hưng Phật giáo ở châu Á nên cần phải chấn hưng Phật giáo. Tiếp đó, tác giả đã khái quát diễn biến của phong trào chấn hưng Phật giáo: giai đoạn vận động, giai đoạn thành lập và hoàn thiện tổ chức hội Phật giáo và giai đoạn Chấn hưng

Phần cuối của chủ đề Seminar này, báo cáo viên dành nhiều thời gian để nhận xét về nội dung chấn hưng Phật giáo.

Sau phần trình bày của báo cáo viên, tác giả nhận được rất nhiều câu hỏi, trao đổi thảo luận sôi nổi của các giảng viên, cán bộ trong Khoa. TS Cao Thị Vân đưa câu hỏi: ai là những người “lạc quyên” cho Hội Phật giáo; mối quan hệ của giáo hội Phật giáo Bắc kì với phong trào chấn hưng Phật giáo Nam kì và thế giới. TS Ninh Thị Hạnh đưa câu hỏi tại sao các chùa thu không đủ chi thì tiền thiếu ở đâu để bù vào? Tính minh bạch có được đảm bảo không? TS Thân Thị Huyền tại sao tên chùa, câu đối trong Chùa đều là chữ Quốc ngữ.

Hi vọng thông qua chủ đề seminar của TS. Ninh Thị Sinh sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì trong giai đoạn 1934-1945.

Seminar kết thúc vào 16h00’, ngày 29 tháng 03 năm 2022.

(TS. Cao Thị Vân - Trợ lý khoa học)

Trần Trọng Kim (1883-1953), hiệu Lệ Thần, sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học, đồng thời cũng được theo học trong môi trường giáo dục Pháp – Việt, vì thế Trần Trọng Kim đã hấp thụ đầy đủ cả hai nền học vấn Nho học và Tây học.

Trần Trọng Kim được nhiều học giả đánh giá là một trí thức lớn của đất nước, ông có tầm ảnh hưởng đối với xã hội, văn hóa và tôn giáo Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, Giáo sư Dương Quảng Hàm đã nhận xét: “Trần Trọng Kim (hiệu Lệ Thần), là một nhà sư phạm đã soạn nhiều sách giáo khoa có giá trị và một học giả đã có công khảo cứu về Nam sử và các học thuyết cổ của Á Đông”(1). Trịnh Văn Thảo, tác giả cuốn Ba thế hệ trí thức người Việt (1862- 1954) cũng trích dẫn lời nhận xét của Giáo sư Đặng Thai Mai về Trần Trọng Kim như sau: “Bùi Kỷ cùng với Trần Trọng Kim và Phạm Quỳnh, là một trong ba trí thức lớn của thủ đô”(2). Cuộc đời của Trần Trọng Kim là một chuỗi dài những sự kiện biến động, thăng trầm. Qua những gì ông thể hiện, có một số ý kiến nhận xét thiếu tích cực về ông, nhưng trên hết các đóng góp và di sản mà ông để lại đã cho thấy giá trị tích cực, rất đáng được trân trọng.