Xuất Khẩu Cà Phê Sang Hàn Quốc

Xuất Khẩu Cà Phê Sang Hàn Quốc

Bộ Công Thương cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 25,55 nghìn tấn, trị giá 59,37 triệu USD, giảm 8,6% về lượng, nhưng tăng 30,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 20,36% trong 9 tháng đầu năm 2021 xuống còn 16,78% trong 9 tháng đầu năm 2022.

Bộ Công Thương cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 25,55 nghìn tấn, trị giá 59,37 triệu USD, giảm 8,6% về lượng, nhưng tăng 30,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 20,36% trong 9 tháng đầu năm 2021 xuống còn 16,78% trong 9 tháng đầu năm 2022.

Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Mỹ

Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới thế nhưng đây cũng là nước có tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định kiểm dịch và môi trường. Dưới đây là một số tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê cần biết:

Xuất khẩu cà phê sang Mỹ cần có giấy chứng nhận kiểm dịch. Các đơn vị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ phải đăng ký cơ sở sản xuất và thời hạn 3 năm phải đăng ký một lần. Cần phải có một số giấy phép bắt buộc khi xuất khẩu: Tiêu chuẩn FDA, tiêu chuẩn GMP, chứng nhận HACCP, GLOBALG.A.P.

Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật như tỉ lệ lỗi, kích thước hạt thì xuất khẩu cà phê sang Mỹ còn cần đảm bảo các yếu tố về chất lượng, không bị nhiễm mùi và không có vị đắng. Đảm bảo tiêu chuẩn về mức độ độc hại của hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất. Quy trình đóng gói và tiêu chuẩn về ghi nhãn sản phẩm phải đầy đủ thông tin cần thiết về nguồn gốc, thành phần và hạn sử dụng. Cà phê phải được trồng và sản xuất một cách bền vững đảm bảo môi trường.

Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê là gì?

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, vì thế tăng cường mở rộng thị trường là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đưa sản phẩm cà phê Việt vào thị trường quốc tế, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu và áp dụng đúng các tiêu chuẩn mà nước nhập khẩu đề ra. Vậy tiêu chuẩn xuất khẩu là gì?

Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê là các quy định, tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật được thiết lập để đảm bảo cà phê xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn của từng thị trường cụ thể về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, xuất xứ và truy xuất nguồn gốc, an toàn môi trường.

Các tiêu chuẩn xuất khẩu thường được xác định bởi các tổ chức, hiệp hội, cơ quan chính phủ và có thể khác nhau tùy theo quốc gia và thị trường cụ thể. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn đề ra để đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê. Năng suất và sản lượng liên tục được cải thiện để đáp ứng được những quy định nghiêm ngặt của các nước trong EU. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ sau Brazil.

Hiệp định EVFTA tạo cơ hội to lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. Theo hiệp định, thuế quan xuất khẩu cà phê sang EU là 0%. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt với các đối thủ khác tại thị trường EU.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng mặt hàng xuất khẩu này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn.

Quy định về các chất gây ô nhiễm trong cà phê

EU quy định các chất gây ô nhiễm phải được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chất lượng thực phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trường EU phải đáp ứng các yêu cầu về ghi nhãn và đóng gói cụ thể như:

Tất cả thông tin phải được ghi bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia thành viên EU. Các yêu cầu này nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường. EU khuyến khích sử dụng bao bì thân thiện với môi trường.

Các quy định xuất khẩu cà phê sang EU

Quy định của EU về nhập khẩu cà phê rất nghiêm ngặt. Để xuất khẩu thành công, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định dưới đây:

Đẩy mạnh năng lực chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu

Các sản phẩm chế biến sâu như: cà phê hòa tan, cà phê rang xay, cà phê bột, cà phê đóng lon… chính là chìa khóa nâng cao giá trị xuất khẩu cho cà phê Việt Nam, đồng thời tạo dựng thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế. Vì vậy, thay cho xuất khẩu ồ ạt cà phê nhân, doanh nghiệp nên có sự dịch chuyển sang chế biến sâu, sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị thương mại cao.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu thị trường, đồng thời đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất. Áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như: BRC, ISO 22000… góp phần nâng giá trị chuyên sâu cho sản phẩm cà phê của Việt Nam.

Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động chế biến sâu.

EU là thị trường đầy tiềm năng, nhưng cũng rất cạnh tranh. Các tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp cần đáp ứng. Việc nắm vững và tuân thủ các quy định này là cơ hội để mở rộng thị trường cho ngành cà phê Việt Nam. QCERT là tổ chức chứng nhận nông sản và an toàn thực phẩm NHANH CHÓNG – HIỆU QUẢ – TIẾT KIỆM

Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang EU

Theo số liệu thống kê, tốc độ nhập khẩu cà phê của Trung Quốc tăng bình quân hơn 25%/năm. Năm 2022, quốc gia này chi gần 50 triệu USD mua cà phê Việt Nam.

Tại Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong sử dụng. Đây được coi là yếu tố thuận lợi giúp các doanh nghiệp cà phê Việt Nam thúc đẩy tiêu thụ cà phê tại thị trường tỷ dân này.

Vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận giới thiệu sản phẩm cà phê chế biến tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN tổ chức ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Doanh nghiệp đã tìm hiểu về thị hiếu tiêu dùng, xu hướng thị trường để xây dựng kế hoạch tiếp cận cơ hội xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

"Để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, yêu cầu đầu tiên là cần có mã số GACC do Hải quan Trung Quốc cấp. Hiện công ty tôi đã được cấp xong mã số cà phê hạt rang, cà phê phin giấy. Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục cấp cà phê nhân xanh. Vừa qua, chúng tôi tham dự hội chợ tại Trung Quốc, tôi cảm nhận sức mua người tiêu dùng lớn, nhất là cà phê hòa tan", anh Nguyễn Tiến Định, Giám đốc Công ty Cổ phần VCU, huyện Chư Prông, Gia Lai, cho biết.

Chế biến cà phê tại một công ty. (Ảnh: TTXVN)

Hầu hết các doanh nghiệp cà phê vùng Tây Nguyên nhận định, Trung Quốc hiện đang là thị trường có nhiều tiềm năng với sức mua lớn. Tuy nhiên, đây không còn là thị trường dễ tính. Bởi người tiêu dùng quốc gia này khá khắt khe trong vấn đề phải được trải nghiệm những sản phẩm mới, sản phẩm cà phê chất lượng cao.

"Mình phải nhập máy sản xuất của các nước G7 về để sản phẩm mình làm ra và sản phẩm họ làm ra như nhau. Giá thành gấp 2 hoặc gấp 3 lần so với xuất thô. Sản lượng tiêu thụ cà phê càng ngày càng tăng, chẳng hạn như thị trường Trung Quốc, tăng 10 - 15% một năm", anh Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Công ty Cổ phần Học viện Cà phê Việt Nam VCA, cho hay.

Nhìn nhận Trung Quốc là thị trường lớn, nhưng lại có tính cạnh tranh cao, nên các doanh nghiệp vùng Tây Nguyên đang nỗ lực đầu tư đa dạng hóa các sản phẩm cà phê đặc sản, cà phê chế biến, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường tỷ dân theo hình thức chính ngạch.

Kiểm soát chất lượng cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế

Hiện nay, các thị trường nhập khẩu cà phê trên thế giới đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn chất lượng về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật nông sản. Để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe này, các doanh nghiệp cà phê tại Tây Nguyên - vùng nguyên liệu lớn nhất cả nước, phải xây dựng quy trình sản xuất, chế biến đạt các chứng nhận quốc tế để có thể gia tăng xuất khẩu.

Để đáp ứng các đơn hàng cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao đã ký kết với các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã đầu tư hệ thống máy móc rang xay theo công nghệ hiện đại. Cùng với đó, các khâu sản xuất, rang xay cũng được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo cà phê có chất lượng đồng nhất.

"Mình tiếp nhận thông tin khách hàng yêu cầu, mình lập hồ sơ rang riêng của mỗi khách. Rang xong, mình sẽ kiểm soát lô hàng theo quy trình của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới", anh Nguyễn Văn Luật, Công ty Cổ phần VCU, huyện Chư Prông, Gia Lai, cho biết.

Liên kết với hơn 11.000 hộ nông dân tại vùng nguyên liệu Tây Nguyên canh tác cà phê có chứng nhận quốc tế, gắn với truy xuất nguồn gốc và nhà máy chế biến cũng áp dụng công nghệ hiện đại, đây chính là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp Vĩnh Hiệp Gia Lai có thể xuất khẩu cà phê sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

"Mỗi quốc gia có những cách kiểm định khác nhau, nhưng tất cả dựa vào điểm chung là phải minh bạch khai báo, truy xuất nguồn gốc, sản xuất cũng như chế biến, xuất hàng; minh bạch trong bán hàng", bà Trần Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Gia Lai, thông tin.

Kiểm soát chất lượng, minh bạch nguồn gốc cà phê từ vùng nguyên liệu cho đến nhà máy chế biến là giải pháp giúp các doanh nghiệp vùng Tây Nguyên tiếp cận nhiều hơn với các thị trường nhập khẩu cà phê khó tính trên thế giới như châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê là điều quan trọng để các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến nhiều thị trường trên thế giới. Vậy tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê là gì? Doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc cần đáp ứng quy định nào? Theo dõi nội dung dưới đây SUTECH sẽ giải đáp giúp bạn.