Nhà Sáng Chế Máy Nông Nghiệp

Nhà Sáng Chế Máy Nông Nghiệp

Một hạn chế khác của nhà thép tiền chế là khả năng bị ăn mòn cao. Đặc biệt Việt Nam là một nước có  khí hậu nhiệt đới gió mùa độ ẩm cao. Để khắc phục điều này, các cấu kiện thép đều được sơn nhiều lớp chống ăn mòn và chống rỉ.

Một hạn chế khác của nhà thép tiền chế là khả năng bị ăn mòn cao. Đặc biệt Việt Nam là một nước có  khí hậu nhiệt đới gió mùa độ ẩm cao. Để khắc phục điều này, các cấu kiện thép đều được sơn nhiều lớp chống ăn mòn và chống rỉ.

Bí thư Tỉnh ủy thăm mô hình nông nghiệp, nhà máy chế biến trái cây

Sáng ngày 01/10, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lê Thành Công, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Trần Trí Quang cùng lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương đến thăm mô hình nông nghiệp, nhà máy chế biến trái cây và khảo sát thực tế Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước tại huyện Hồng Ngự.

Đoàn đến thăm mô hình nuôi cá chình tuần hoàn xuất khẩu thị trường Nhật Bản của hộ ông Lê Văn Cơ tại xã Long Khánh A

Đến thăm mô hình nuôi cá chình tuần hoàn, xuất khẩu thị trường Nhật Bản của hộ ông Lê Văn Cơ, tại xã Long Khánh A, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong và các thành viên đoàn công tác ấn tượng với quy trình, kỹ thuật nuôi cá chình theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Theo đó, mô hình được bắt đầu vào tháng 11/2023, với vốn đầu tư khoảng 4,5 tỷ đồng, có diện tích khoảng 6.000 m2, hiện có khoảng 10 bồn nuôi. Ông Lê Văn Cơ cho biết, đến nay, đã có 02 đợt thả nuôi, trong đó, đợt 1 thả nuôi 25.000 con (qua 12 tháng thả nuôi, số lượng cá còn khoảng 13.000 con) hiện đã được đối tác Nhật Bản kiểm tra đạt tiêu chuẩn theo quy định và đang chờ thời gian xuất khẩu; đợt 2, thả nuôi 10.000 con, hiện được 15 ngày, cá đang phát triển tốt.

Toàn bộ quy trình nuôi cá chình áp dụng theo công nghệ Nhật Bản, được kiểm soát nghiêm ngặt đảm bảo tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong đánh giá cao sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm của ông Lê Văn Cơ, nhất là trong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất; đồng thời gợi ý cần tiếp tục ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng, tạo tính chuyên nghiệp cho mô hình, nghiên cứu mở rộng quy mô để đáp ứng các yêu cầu khi xuất khẩu.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, đây là mô hình mới, hứa hẹn sẽ mở ra những hướng đi, do đó, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương quan tâm hỗ trợ để mô hình phát triển hơn trong thời gian tới.

Đoàn công tác tìm hiểu hoạt động của Nhà máy chế biến trái cây Nova Thabico

Tại thị trấn Thường Thới Tiền, Đoàn công tác đã đến tham quan Nhà máy chế biến trái cây Nova Thabico và Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh huyện (công trình có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng, đến nay, đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình).

Nhà máy chế biến trái cây Nova Thabico có quy mô đầu tư 168.000 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo ra các sản phẩm như: Xoài cấp đông, xoài xay nhuyễn và cô đặc, rau củ cấp đông (bắp, khoai và đậu nành), chuối cấp đông v.v. góp phần gia tăng giá trị, hình thành chuỗi sản xuất nông nghiệp và chế biến.

Lãnh đạo nhà máy, cho biết, hiện nay, nhà máy đang đi vào hoạt động giai đoạn 1, với khoảng 380 công nhân. Thời gian tới, công ty sẽ triển khai thực hiện giai đoạn 2. Khi đưa vào hoạt động sẽ tạo việc làm ổn định cho khoảng 1.000 lao động địa phương.

Theo lãnh đạo nhà máy, Đồng Tháp có vùng nguyên liệu, nguồn lao động tốt nên khi vào hoạt động rất thuận lợi. Tuy nhiên, nhà máy đang gặp khó khăn trong vận chuyển hàng hóa đi Thành phố Hồ Chí Minh qua cầu Sở Thượng 1 chỉ cho phép xe tải trọng tối đa 24 tấn, trong khi phương tiện vận chuyển phục vụ cho nhà máy tải trọng lên đến 45 tấn.

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng và bày tỏ phấn khởi khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần tiêu thụ nông sản và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đối với khó khăn về vận chuyển hàng hóa, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong đề nghị nhà máy có khảo sát lại, thay đổi lộ trình lưu thông từ cầu Sở Thượng 1 sang cầu Sở Thượng 2, đồng thời có kiến nghị cụ thể những nội dung cần hỗ trợ, trên cơ sở đó các Sở, ngành tỉnh sẽ có hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định.

Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý nhà máy cần nghiên cứu phương án xử lý, tận dụng đối với các phụ phẩm sau chế biến góp phần gia tăng giá trị, tạo vòng tuần hoàn trong sản xuất; sớm hoàn thiện các giai đoạn đầu tư tiếp theo; chuẩn bị vùng nguyên liệu tốt đảm bảo trong sản xuất.

Giới thiệu Nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang được thành lập theo quyết định số: 133/1999/QD/BNN-TCCB ngày 22 tháng 9 năm 1999 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhà Máy chế biến nông sản và thực phẩm xuất khẩu Bắc giang là thành viên của Tổng công ty Rau Quả, Nông sản với diện tích trên 3 ha ( 54.000 m2) và Nhà xưởng trên 10.000 m2. Cho đến Nay vẫn là một trong những Nhà máy lớn của miền Bắc, Việt Nam. Vị trí địa lý: Nhà máy Chế biến Nông sản và Thực Phẩm Xuất khẩu Bắc giang có vị trí thuận lợi cho sự giao lưu, hợp tác buôn bán với các vùng kinh tế của Miền Bắc. Cách Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn 100 Km về phía Bắc, Cách Hà Nội 60 km về phía Nam, Cách Hải Phòng 150 Km về phía Đông Nam.

Lĩnh Vực hoạt động: - Chuyên sản xuất chế biến các sản phẩm từ Nông nghiệp đóng hộp xuất khẩu như dứa đóng hộp, dưa chuột bao tử đóng hộp, cà chua dầm dấm đóng lọ... - Liên kết sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản chế biến.

Sản phẩm của Nhà máy: - Dưa bao tử dầm dấm đóng lọ thuỷ tinh 370 ml, 480 ml,540 ml, 900 ml, 1570 ml - Dưa chuột dầm dấm đóng lọ thuỷ tinh. - Dứa đóng hộp 580 ml, 830 ml, 3100 ml - Cà chua bi đóng lọ thuỷ tinh. - Cà chua to đóng lọ thuỷ tinh - Các sản phẩm từ nông nghiệp khác

Thông tin liên hệ Nhà Máy Chế Biến Nông Sản Và Thực Phẩm Xuất Khẩu Bắc Giang     Địa chỉ: Xã Xương Giang, Thành Phố Bắc giang Điện thoại: (0240) 3854629     Fax: (0240) 3559593     Email: [email protected]     www.foodsvietnam.com

Khởi công nhà máy chế biến nông sản Thành Ngọc tại huyện Châu Thành

Sáng 08/01/2022, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và huyện Châu Thành tham dự lễ khởi công Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Thành Ngọc tại Cụm Công nghiệp Cái Tàu Hạ - An Nhơn, huyện Châu Thành.

Nghi thức khởi công công trình nhà máy

Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cho biết, Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Thành Ngọc là dự án đầu tiên của năm 2022 trong chuỗi dự án chào mừng sự kiện kỷ niệm 25 năm thành lập Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.

Bà Khanh khẳng định, Thành Ngọc là đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ cao sản xuất và chế biến nông sản với quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm được cam kết bao tiêu xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Châu Âu v.v..

Nằm ở vị trí thuận lợi về giao thương và vùng nguyên liệu, Nhà máy có kho lạnh quy mô 700 tấn, khu trữ nguyên liệu khoảng 1.000 tấn. Giai đoạn 1, công suất Nhà máy khoảng 150 tấn nguyên liệu/ngày, sản xuất khoảng 23.000 tấn sản phẩm/năm, chủ yếu các loại nông sản sẵn có tại địa phương như: Thanh long ruột đỏ, khóm, xoài, nhãn, mãng cầu xiêm, chanh không hạt v.v.. Các dòng sản phẩm chính được sản xuất như: Trái cây sấy thăng hoa, nước ép cô đặc, sấy dẻo, đông lạnh, sản phẩm tươi v.v..

Dự án có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 500 tỷ đồng, dự kiến Quý III/2022 sẽ đi vào hoạt động.

Lãnh đạo tỉnh trao đổi về sản phẩm của Công ty

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa chúc mừng và đánh giá cao Dự án này đã góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương; đồng thời đề nghị ngành chức năng và địa phương tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để nhà máy sớm đi vào hoạt động hiệu quả.