Kim Vạn Phát

Kim Vạn Phát

Tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của khu biệt thự Cồn Khương, khách sạn Vạn Phát Riverside sẽ đưa du khách vào không gian thoáng mát bên dòng Hậu Giang, chìm đắm trong vẻ đẹp của vùng đất một thời được mệnh danh là “Tây Đô” của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của khu biệt thự Cồn Khương, khách sạn Vạn Phát Riverside sẽ đưa du khách vào không gian thoáng mát bên dòng Hậu Giang, chìm đắm trong vẻ đẹp của vùng đất một thời được mệnh danh là “Tây Đô” của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Chuỗi phương thức “thao túng” SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.

Với nhiều phương thức phạm tội, Lan cùng đồng phạm đã làm khuấy đảo, “làm mưa, làm gió” tại SCB, nhằm thâu tóm và điều khiển toàn bộ hoạt động của ngân hàng này.

Trương Mỹ Lan đã gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 64.621 tỉ đồng

Cũng theo cáo trạng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyết định truy tố Trương Mỹ Lan và 85 bị can ra trước Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để xét xử.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ rõ hành vi phạm tội của bị can Trương Mỹ Lan. Cụ thể, từ ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập một số lượng lớn các hồ sơ vay vốn khống để rút ra số tiền đặc biệt lớn. Trong đó, từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/12/2017, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của Ngân hàng SCB sử dụng vào các mục đích khác nhau, đến ngày 17/10/2022 còn dư nợ 132.247 tỉ đồng, không có khả năng thu hồi.

Hành vi của Trương Mỹ Lan đã gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 64.621 tỉ đồng.

Từ ngày 9/2/2018 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền hơn 304.096 tỉ đồng, gây thiệt hại số tiền 129.372 tỉ đồng.

Sử dụng SCB như một công cụ tài chính

Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần, chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt, Trương Mỹ Lan đã sử dụng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân.

Để rút được tiền, Trương Mỹ Lan đã điều hành, chỉ đạo các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tổ chức thành lập nhiều bộ phận, đơn vị, công ty, thuê và sử dụng hàng nghìn cá nhân, câu kết chặt chẽ với nhau, thông đồng với các Công ty Thẩm định giá, triển khai rút tiền.

Cụ thể, Trương Mỹ Lan đã thành lập các đơn vị thuộc SCB chỉ để cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan.

Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo Đinh Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB, Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc SCB thành lập 3 đơn vị cho vay để phục vụ các khoản vay gồm: Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale, Kênh kinh doanh trực tiếp thuộc Khối doanh nghiệp, Kênh kinh doanh trực tiếp thuộc Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.

Cả 3 đơn vị này có chức năng cho vay như các Chi nhánh nhưng trực thuộc quản lý điều hành của Hội sở SCB, không có bộ phận kho quỹ và con dấu riêng mà sử dụng con dấu của đơn vị khác khi hoạt động và chỉ lập hồ sơ cho vay đối với các khoản vay của Trương Mỹ Lan.

Trong đó, từ ngày 3/6/2020 đến ngày 24/6/2022, 3 đơn vị cho vay này đã lập hồ sơ, giải ngân cho 396 khoản vay/tổng dư nợ là 212.725 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 185.183 tỷ đồng, nợ lãi/phí là 27.542 tỷ đồng (chiếm 38,27% dư nợ gốc các khoản vay của Trương Mỹ Lan).

Bị cáo Trương Mỹ Lan có trách nhiệm bồi thường toàn bộ hậu quả thiệt hại

Về trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo Trương Mỹ Lan có trách nhiệm bồi thường toàn bộ hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo Lan gây ra là 677.286 tỉ đồng và số lãi phát sinh của hậu quả thiệt hại này theo quy định pháp luật.

Các bị cáo Dương Tấn Trước và Nguyễn Thanh Tùng có trách nhiệm bồi hoàn số tiền mà các bị cáo đã sử dụng cho doanh nghiệp và bản thân các bị cáo.

Tiếp tục kê biên các tài sản của Dương Tấn Trước, Cao Việt Dũng để đảm bảo thi hành nghĩa vụ của Dương Tấn Trước.

Đối với bị cáo Nguyễn Cao Trí, do bị cáo và vợ đã nộp 677.519.400.000 đồng và 3.312.300 USD, đồng thời cả hai cũng có nguyện vọng sử dụng tài sản chung khắc phục toàn bộ số tiền chiếm đoạt; bị hại Trương Mỹ Lan không yêu cầu bồi thường khoản gì khác và đồng ý chuyển toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả chung của vụ án nên đề nghị HĐXX tiếp tục tạm giữ tiền và duy trì kê biên các bất động sản của Nguyễn Cao Trí để bảo đảm thi hành án.

Về phần xử lý vật chứng, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tiếp tục kê biên các tài sản của Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân để thi hành án cho các nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan.

Đối với các bất động sản Cơ quan điều tra đã kê biên, đề nghị HĐXX giải quyết theo quy định của pháp luật để thi hành các nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan.

Đối với các mã tài sản khác đang thế chấp tại Ngân hàng SCB, đề nghị giao cho Ngân hàng SCB xử lý thu hồi nợ, nếu còn dư thì chuyển Cơ quan Thi hành án để thi hành các nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan.

Đại diện Viện kiểm sát cũng đề nghị thu toàn bộ số tiền các bị cáo hưởng lợi, số tiền các bị cáo tự nguyện khắc phục hậu quả trừ vào nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan.

Riêng đối với các tài sản thu giữ của các bị cáo khác, nếu không liên quan đến vụ án, đề nghị tuyên trả cho các bị cáo.

Truy tố bị can Trương Mỹ Lan 3 tội; truy tố bị can Đỗ Thị Nhàn về hành vi nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn

Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Các bị can trong vụ án bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”; “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”; “Đưa hối lộ”; “Nhận hối lộ”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Trong đó, bị can Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ” và tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Các bị can còn lại có 41 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước…

Đáng chú ý, Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước) bị truy tố về hành vi nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn lên đến 5,2 triệu USD.

NHÓM BỊ CÁO BỊ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN RA QUYẾT ĐỊNH TRUY NÃ, BỊ XÉT XỬ VẮNG MẶT

82. ĐINH VĂN THÀNH (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) 19 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, mức án chung thân về tội “Tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt là chung thân.

83. CHIÊM MINH DŨNG (cựu Phó Tổng Giám đốc SCB) 17 năm tù.

84. TRẦM THÍCH TỒN (cựu thành viên HĐQT SCB) 16 năm tù.

85. NGUYỄN LÂM ANH VŨ (cựu Phó Giám đốc chi nhánh Bến Thành SCB) 13 năm tù.

86. NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) 17 năm tù.