Công Nghệ Thông Tin Tác Động Lên Giáo Dục Và Xã Hội Như Thế Nào Tin Học 9

Công Nghệ Thông Tin Tác Động Lên Giáo Dục Và Xã Hội Như Thế Nào Tin Học 9

Không thể phủ nhận rằng Công nghệ Thông tin đã có sức ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của xã hội, cũng như trong cuộc sống của người dân. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công nghệ Thông tin chính là “chìa khóa” của sự thay đổi, là đòn bẩy tiếp tục giúp Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Không thể phủ nhận rằng Công nghệ Thông tin đã có sức ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của xã hội, cũng như trong cuộc sống của người dân. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công nghệ Thông tin chính là “chìa khóa” của sự thay đổi, là đòn bẩy tiếp tục giúp Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Thực trạng ngành Công nghệ Thông tin trong xã hội hiện nay

Những năm gần đây, khi hạ tầng công nghệ thông tin được mở rộng đầu tư, các địa phương trong cả nước đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đều đã có trang thông tin điện tử, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giảm thời gian, chi phí thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, hiệu quả. Trong các lĩnh vực quan trọng như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội… việc cải cách thủ tục hành chính được chú trọng… Với ngành giáo dục, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin được phổ cập tại hầu hết các trường trung học phổ thông và gần 80% các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

Có nên học ngành Công nghệ thông tin không

Trong Kỷ nguyên Chuyển đổi số, thời đại của Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều công việc tay chân dần được tự động hóa bằng máy móc và công nghệ số. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung của toàn cầu, số lượng doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông ước tính 45.500 doanh nghiệp (6/2020), theo báo cáo thống kê về lĩnh vực công nghiệp ICT của Bộ Thông tin & Truyền thông.

Đặc biệt, Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số đến năm 2030, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại. Theo đó, nhu cầu nhân lực CNTT ngày càng tăng mạnh, thị trường lao động lĩnh vực này vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Đây chính là cơ hội dành cho thế hệ trẻ ngày nay.

Công nghệ Thông tin đóng vai trò gì đối với thị trường lao động ngày nay?

Hiện nay, có hơn 600.000 lao động đang làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin, một nửa trong số đó làm việc trong lĩnh vực phần mềm và công nghiệp nội dung số. Trong hơn 10 năm qua, toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử của Việt Nam đạt khoảng 58 tỷ USD. Sản phẩm Công nghệ Thông tin nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Ngành học Công nghệ Thông tin nhận được rất nhiều sự quan tâm những năm gần đây

Ứng dụng Công nghệ Thông tin trên nền tảng internet đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, đem đến những tác động mạnh mẽ, thay đổi cuộc sống của toàn xã hội. Tính đến tháng 11/2017, tỷ lệ người dân sử dụng internet tại Việt Nam đã đạt hơn 52%, vượt mức bình quân của thế giới.

Những thành tựu đạt được đã phần nào khẳng định Công nghệ Thông tin là ngành “mũi nhọn” giúp Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển, tạo khả năng thực hiện nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Công nghệ Thông tin cũng đã góp phần ghi tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Những thế mạnh về công nghệ thông tin đã và đang mang lại vị thế cao hơn cho Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trước ngưỡng cửa của cách mạng công nghiệp 4.0.

Công nghệ thông tin là gì? Học những gì? Và cơ hội việc làm như thế nào? Có một số ngành học sẽ “hot” trong một thời gian nhất định, nhưng ngành Công nghệ thông tin vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt, nhu cầu các nhà tuyển dụng vẫn tăng mạnh hàng năm.

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Đó là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Ngành Công nghệ thông tin học những gì?

Học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm….Như chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sau khi kết thúc học kỳ đầu, sinh viên sẽ được chọn các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin….

Đi sâu vào các chuyên ngành này, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin....Ra trường đảm bảo khả năng thực hành nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu công việc ở từng lĩnh vực cụ thể.

Bên cạnh đó, tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam sinh viên còn được chú trọng phát triển kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp về sau: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch,…Đặc biệt, tại VNUA, sinh viên còn được tăng cường trang bị ngoại ngữ, các kỹ năng nghề nghiệp, tham gia quá trình thực tập thực tế tại các doanh nghiệp đối tác của trường.

Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Đối với chuyên ngành Công nghệ phần mềm, sinh viên ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, Kĩ sư cầu nối, kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, Quản trị dự án…

Đối với chuyên ngành An toàn thông tin, sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống…

Đối với chuyên ngành Hệ thống thông tin, sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như  Chuyên viên quản lý, phân tích và xử lý dữ liệu lớn ở các doanh nghiệp, tổ chức.

Ngoài ra, công nghệ thông tin có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay và vì vậy sinh viên công nghệ thông tin ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như đối với các ngành học khác.

Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT? Cơ hội vị trí việc làm?

Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Dựa trên báo cáo thị trường IT năm 2020 của TopDev và tốc độ tăng trưởng số lượng lập trình viên tại Việt Nam, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực CNTT. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam (tính đến quý 1/2021) là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh. Đáng chú ý là hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Cũng từ đây, Bộ TT&TT đã tập trung đào tạo ngành Công nghệ thông tin thông qua Dự thảo Định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông đến năm 2021.

Hiện Việt Nam có khoảng 45.500 doanh nghiệp trong ngành CNTT, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng doanh thu ước tính khoảng 126 tỷ USD (theo Bộ TT&TT). Nhờ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và chiến lược chuyển đổi số quốc gia rõ ràng từ Chính phủ Việt Nam, nhờ chi phí cạnh tranh, cơ sở hạ tầng tốt với nhiều khu công nghệ thông tin, các khu công nghệ cao của Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư công nghệ và CNTT. Chính vì thế, cơ hội vị trí việc làm với ngành Công nghệ thông tin càng ngày càng rộng mở.

“Có nên học ngành Công nghệ thông tin không?” dường như luôn là câu hỏi đầu tiên, nhất là với những học sinh đang bước vào giai đoạn căng thẳng của năm cuối cấp. Và theo nhiều bạn trẻ cho biết, mình thật sự cảm thấy khá lúng túng khi chọn ngành thi, bởi quyết định này phần nhiều chịu ảnh hưởng từ gia đình cũng như những người xung quanh.

Thật ra, mối băn khoăn “có nên học ngành Công nghệ thông tin không” chính là xuất phát từ tâm lý hoang mang, chưa xác định được rõ ràng sở thích cũng như mục tiêu để theo học của bạn trẻ khi chọn ngành. Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, chúng tôi sẽ gửi đến bạn cách để hiểu rõ năng lực bản thân, cũng như những trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín để bạn có được sự hình dung rõ ràng hơn về quyết định “có nên” học “hay không” nhé!